Khi chạy quảng cáo trên Facebook, bạn muốn biết liệu quảng cáo của mình có tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu hay không thì CPM chính là chỉ số giúp bạn đo lường và kiểm tra. Thông qua việc theo dõi chỉ số này thì bạn có thể biết được quảng cáo của mình cần cải thiện ở đâu. Vậy quảng cáo trên Meta có CPM tốt là gì? Nếu CPM của bạn quá cao thì cần làm gì để tối ưu lại chỉ số này và nâng cao hiệu quả của chiến dịch Facebook Ads. Để có câu trả lời cho vấn đề này thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Optimal FB nhé!
CPM quảng cáo trên Facebook là gì?
Là cụm từ viết tắt của Cost Per Mile được hiểu là chi phí trên 1000 lần hiển thị mà quảng cáo của bạn nhận được. Đây là số liệu đo lường số tiền trung bình mà bạn cần phải trả cho mỗi 1000 lượt xem quảng cáo. Lượt hiển thị của quảng cáo chỉ được tính nếu có ai đó nhìn thấy quảng cáo và không được tính nếu họ chỉ lướt qua nó.
Số liệu này đo lường số lần mọi người xem quảng cáo của bạn hay gọi là số lần hiển thị. Nó cũng là chỉ số đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên Facebook của bạn. Thông qua việc theo dõi, đo lường CPM thì bạn có thể biết được khả năng hiển thị của quảng cáo. CPM là tùy chọn thanh toán phí mà bạn có thể sử dụng khi chạy quảng cáo Facebook.
Công thức tính CPM của quảng cáo Facebook: Tổng chi phí bỏ ra cho quảng cáo/Số lần quảng cáo hiển thị x1000
Để có câu trả lời cho câu hỏi: “Meta có CPM tốt là gì?” cũng như kiểm tra xem chỉ số CPM trên Facebook Ads là bao nhiêu thì bạn hãy truy cập vào Trình quản lý quảng cáo trên Meta.
Kế tiếp bạn hãy mở tab Quảng cáo bằng cách nhấp vào tùy chọn Quảng cáo ở góc trên cùng bên phải. Tiếp đó bạn hãy nhấp vào menu thả xuống cột và chọn vào mục Hiệu suất và số nhấp chuột.
Bây giờ bạn hãy tìm chỉ số CPM (Chi phí trên 1.000 lần hiển thị). Đó là CPM của quảng cáo trên Facebook và bạn có thể thao tác phạm vi ngày mà CPM được tính bằng cách thay đổi tùy chọn Ngày ở đầu trang.
Tại sao cần theo dõi CPM quảng cáo Facebook?
CPM là số liệu quan trọng mà bạn cần theo dõi khi triển khai chiến dịch quảng cáo Facebook. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ hội và hạn chế của chiến dịch Facebook Ads. Thông qua đó bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn để tối ưu chỉ số CPM. Dưới đây là những lý do tại sao việc theo dõi CPM quảng cáo trên Facebook lại quan trọng:
Chỉ số này giúp bạn biết được quảng cáo của mình có tiếp cận đến đúng đối tượng mục tiêu hay không. Bởi nếu CPM sẽ cao bởi lúc này bạn đang trả tiền cho Facebook để hiển thị quảng cáo cho những người ít có khả năng quan tâm để sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bằng việc theo dõi CPM thì bạn có thể biết được quảng cáo Facebook của mình có đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt không. Đặc biệt là khi các nhà quảng cáo đặt giá thầu để nhắm đến cùng đối tượng mục tiêu thì quảng cáo của bạn sẽ phải cạnh tranh với họ để có được không gian hiển thị trên Facebook. Càng nhiều sự cạnh tranh thì CPM sẽ cao.
Đây cũng là yếu tố giúp bạn đo lường hiệu quả của các phiên bản quảng cáo trong cùng chiến dịch Facebook Ads. Cụ thể là nếu mọi người nhìn thấy quảng cáo của bạn nhưng không nhấp vào điều đó cho thấy quảng cáo của bạn không thực sự hấp dẫn, thu hút hoặc phù hợp với nhu cầu của họ. Khi theo dõi CPM thì bạn có thể phát hiện và khắc phục sự cố xảy ra với phiên bản quảng cáo của bạn và cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR).
CPM cao có thể do có sự cố kỹ thuật với quảng cáo trên Facebook: liên kết bị hỏng, hình ảnh chất lượng thấp,… Nếu mọi người nhìn thấy quảng cáo và nhanh chóng rời khỏi trang đích. Điều đó cho thấy quảng cáo của bạn không liên quan với trang đích và lúc này bạn cần phải cải thiện lại quảng cáo.
Meta có CPM tốt là gì?
Việc theo dõi chỉ số CPM trong quảng cáo Facebook là điều cần thiết. Tuy nhiên làm thế nào để biết được CPM bao nhiêu là tốt hoặc chưa tốt để đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.
Hãy đối chiếu CPM trong quảng cáo trên Facebook của bạn với tiêu chuẩn trong ngành. Nếu CPM của bạn đang ở ngưỡng trung bình thì quảng cáo của bạn đang được phân phối và hiển thị tốt trên Meta.
Còn nếu chỉ số CPM Facebook Ads vượt quá mức trung bình ngành thì bạn nên kiểm tra lại mẫu quảng cáo đó: quy mô của tệp đối tượng mục tiêu hay nội dung quảng cáo có đang vi phạm chính sách của Facebook hay không,…
Ngoài ra, bạn có thể xem chỉ số CPM quảng cáo Facebook tiêu chuẩn của ngành trong báo cáo của đơn vị nghiên cứu thị trường. Hoặc bạn có thể so sánh dữ liệu CPM hiện tại và trong quá khứ của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra các biện pháp để tối ưu chỉ số này về mức tốt nhất.
Để kiểm tra xem CPM quảng cáo Facebook có tốt không thì nhiều doanh nghiệp đã so sánh CPM của một quảng cáo hoặc nhóm quảng cáo với các quảng cáo hoặc nhóm quảng cáo khác. CPM trên Facebook Ads có tốt không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu chiến dịch, đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nội dung quảng cáo, tần suất quảng cáo,…
Lý do CPM Facebook Ads tăng cao và cách khắc phục
Bạn không chỉ cần biết được quảng cáo trên Meta có CPM tốt là gì mà cần nắm rõ được những nguyên nhân khiến CPM quảng cáo tăng cao để có những phương án khắc phục phù hợp. Chúng tôi đã đưa ra những gợi ý dưới đây về các lý do khiến CPM tăng cao và cách thức xử lý hiệu quả. Bạn có thể tham khảo:
Xác định sai mục tiêu chiến dịch
Đối với mỗi mục tiêu chiến dịch quảng cáo thì Facebook sẽ tối ưu và phân phối quảng cáo theo cách khác nhau dẫn đến CPM tăng cao.
Khi đó giải pháp cho vấn đề đó là bạn cần xác định rõ mục tiêu chiến dịch Facebook Ads của mình là gì. Nếu mục tiêu là tăng mức độ nhận biết cho thương hiệu thì bạn nên tập trung vào việc duy trì CPM thấp. Còn nếu mục tiêu là chuyển đổi thì bạn không nên bận tâm vào đến CPM mà nên tập trung vào các chỉ số CPC, CPA, CTR. Bởi nếu CPM quá cao nhưng CTR cao và có được nhiều đơn hàng và tăng doanh số thì quảng cáo vẫn hiệu quả.
Target sai đối tượng mục tiêu
Facebook ngày càng chú trọng vào việc nâng cao trải nghiệm người dùng. Những thuật toán trên Facebook thường ưu tiên phân phối những nội dung quảng cáo liên quan đến nhu cầu và vấn đề của đối tượng mục tiêu. Việc nhắm mục tiêu sai đối tượng không chỉ khiến CPM tăng cao mà còn dẫn đến lãng phí ngân sách.
Mỗi đối tượng mục tiêu có sở thích, hành vi và nhu cầu khác nhau. Do đó việc nghiên cứu thật kỹ đối tượng mục tiêu là điều cần thiết để tạo ra những quảng cáo có nội dung phù hợp giúp tăng khả năng tiếp cận, giảm CPM, tăng tương tác và chỉ lệ chuyển đổi tối đa.
Nếu thấy CPM quá cao thì bạn cần xem xét lại việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu và target lại. Khi đó quảng cáo của bạn sẽ được phân phối đến đúng đối tượng mục tiêu là những người có nhu cầu. Facebook sẽ đánh giá đây là mẫu quảng cáo hấp dẫn và CPM sẽ được tối ưu lại. Tuy nhiên bạn cần chú ý tệp khách hàng mà bạn target không được có quy mô quá nhỏ sẽ khiến cho quảng cáo khó phân phối đến những người đó.
Quảng cáo không đủ hấp dẫn
Trong trường hợp bạn đã target đúng đối tượng mục tiêu nhưng CPM vẫn cao thì bạn nên xem xét lại chất lượng và mức độ phù hợp của quảng cáo trên Facebook với đối tượng mục tiêu.
Để cải thiện thì bạn hãy tập trung vào việc nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ cùng hành vi của khách hàng mục tiêu. Từ đó tạo ra nội dung quảng cáo phù hợp đánh trúng tâm lý của khách hàng để giữ chân họ.
Bên cạnh đó bạn cần tập trung vào thiết kế hình ảnh, video đẹp, chất lượng và bắt mắt để thu hút khách hàng mục tiêu. Thông qua hình ảnh, video thì bạn có thể truyền tải những thông điệp mà doanh nghiệp bạn muốn gửi gắm để thúc đẩy khách hàng hành động.
Đừng quên thêm lời kêu gọi hành động hấp dẫn vào trong nội dung quảng cáo để tăng lượt nhấp, tương tác và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Mặt khác, bạn nên thử nghiệm các phiên bản quảng cáo trên Facebook cùng theo dõi và đánh giá hiệu quả và đưa ra các giải pháp điều chỉnh phù hợp nhất.
Quảng cáo xuất hiện quá nhiều hoặc sai thời điểm
Một trong những nguyên nhân khiến chỉ số CPM trong quảng cáo Facebook tăng cao đó là do tần suất quảng cáo quá nhiều. Lúc đó quảng cáo sẽ giống như Spam và gây khó chịu cho người dùng.
Khi đó họ sẽ tìm cách chặn quảng cáo hoặc gửi báo cáo lên Facebook dẫn đến CPM tăng. Nghiêm trọng hơn quảng cáo của bạn sẽ bị tạm ngưng hoặc tài khoản quảng cáo bị khóa. Giải pháp lúc này là bạn hãy điều chỉnh tần suất quảng cáo bằng cách đặt giới hạn tần suất.
Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến tổng số người tiếp cận mà quảng cáo Facebook của bạn nhận được. Cách đơn giản nhất đó là bạn hãy thường xuyên thay đổi mẫu quảng cáo của mình: thay đổi hình ảnh mới hoặc thông điệp.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến CPM tăng cao đó là do bạn chọn thời điểm quảng cáo. Để khắc phục điều này thì bạn cần theo dõi sát sao thời điểm chạy quảng cáo Facebook trong năm để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Còn nếu mục tiêu của bạn là tăng sự hiện diện thì hãy điều chỉnh lại tần suất quảng cáo hợp lý.
Đến đây, bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi: “Meta có CPM tốt là gì?” đồng thời bạn đã nắm được cách giảm CPM ở mức phù hợp nhất. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc triển khai các chiến dịch Facebook Ads hiệu quả nhất.
Thông tin liên hệ
Thông tin về “Meta có CPM tốt là gì?” hi vọng sẽ cung cấp thêm những kiến thức cần thiết cho bạn. Tại optimal FB có đội ngũ nhân viên và chuyên gia kinh nghiệm lâu năm và trình độ cao, sẽ cung cấp về Facebook cũng như hỗ trợ khi bạn chạy quảng cáo facebook. Liên hệ tới chúng tôi qua số điện thoại: +84 564 104 104.
Câu hỏi thường gặp
Tùy theo ngành mà CPM của Facebook Ads sẽ có sự thay đổi nhưng thường là khoảng 11USD. Tuy nhiên CPM quảng cáo Facebook có thể thấp tới 2 USD nhưng cũng có thể từ 30 USD trở lên.
Vì Facebook sử dụng đấu giá quảng cáo để chọn và phân phối quảng cáo trên nền tảng nên sẽ có mức chi phí khác nhau. Thường thì doanh nghiệp có thể trả số tiền sau cho quảng cáo trên Facebook là 0,26 USD – 0,30 USD. Với mỗi lần nhấp vào quảng cáo Facebook thì chi phí là 1,01 USD – 3,00 USD cho mỗi 1000 lần hiển thị.