Cách tìm insight của khách hàng từ chuyên gia 2024

Optimal Agency

Với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, khách hàng trở thành trung tâm của mọi chiến lược quyết định sự thành hay bại của doanh nghiệp. Thấu hiểu Insight khách hàng là một trong những yếu quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên việc xác định được insight của khách hàng không hề đơn giản bởi nó là những nhu cầu, mong muốn tồn tại ở phía bên trong. Hiểu rõ điều đó, bài viết hôm nay Optimal FB Agency sẽ hướng dẫn bạn cách tìm insight của khách hàng đơn giản và chính xác nhất được chia sẻ từ các chuyên gia. 

Insight khách hàng là gì?

Là sự thật ngầm hiểu tiềm ẩn trong suy nghĩ và hành vi của khách hàng. Với việc nghiên cứu insight khách hàng giúp doanh nghiệp thấu hiểu sâu sắc mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ có được các thông tin quan trọng về sở thích, hành vi, cảm nhận và hành động của khách hàng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Bằng việc thu thập thông tin giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó nó giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng cùng tăng tính tương tác và truyền tải thông điệp chính xác. Điều này góp phần thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng giúp tăng trưởng doanh thu. 

Quá trình nghiên cứu insight khách hàng giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu. Dựa trên các dữ liệu thu thập được thì doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược marketing phù hợp. Đồng thời doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp cải tiến sản phẩm giúp đem đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Ngoài ra, mời bạn xem thêm thông tin về: Cách tính toán ngân sách cho kế hoạch marketing hiệu quả

Vì sao cần phải nghiên cứu insight khách hàng? 

Nếu biết cách tìm insight của khách hàng chuẩn xác để nghiên cứu và phân tích thì doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp mong muốn đến đúng đối tượng mục tiêu vào thời điểm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là những lợi ích mà việc nghiên cứu insight khách hàng mang lại: 

Tăng cường khả năng ra quyết định 

Insight khách hàng cung cấp thông tin dựa trên dữ liệu về hành vi, sở thích và nhu cầu của họ. Thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu này thì doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc triển khai chiến lược marketing và phân bổ nguồn lực tốt hơn. Từ đó dẫn đến việc nhắm mục tiêu chuẩn xác và cải thiện trải nghiệm của khách hàng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể. 

Nâng cao sự hiểu biết về khách hàng

Với việc phân tích dữ liệu thì doanh nghiệp có hiểu rõ hơn những đặc điểm nhân khẩu học, hành vi, thói quen và sở thích mua hàng của khách hàng. Dựa trên những sự hiểu biết này thì doanh nghiệp có thể điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ và nỗ lực marketing đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng để cải thiện lòng trung thành và giữ chân khách hàng. 

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng 

Bằng việc thấu hiểu insight khách hàng thì doanh nghiệp có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo, truyền thông cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Đồng thời tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cùng chiến dịch marketing được nhắm mục tiêu phù hợp. Sự cá nhân hóa trải nghiệm này giúp tăng sự tương tác với khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền chặt và tăng khả năng chuyển đổi ra doanh số bán hàng. 

Tăng doanh thu 

Khi doanh nghiệp nắm bắt được các hành vi, xu hướng của khách hàng thì sẽ hiểu được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Qua đó doanh nghiệp sẽ tiến hành điều chỉnh để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp nắm bắt được insight khách hàng có thể xây dựng được các chiến lược kinh doanh đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng. Thông qua việc đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết được vấn đề thì sẽ thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mua hàng. Điều này góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp được cải thiện tối đa. 

Đổi mới và phát triển sản phẩm, dịch vụ 

Insight khách hàng cung cấp những thông tin có giá trị cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ. Nhờ việc hiểu rõ những nhu cầu khách hàng, khó khăn và xu hướng thị trường thì doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phù hợp với mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Từ đó giúp tăng sự thành công của sản phẩm và nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 

Cách tìm insight của khách hàng từ chuyên gia 2024

Cách tìm insight của khách hàng hiệu quả và chính xác

Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu 

Thị trường gồm nhiều tệp khách hàng mục tiêu và không phải ai cũng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Để có được insight khách hàng chất lượng nhất thì bạn cần phải xác định được chân dung của khách hàng mục tiêu. Dựa trên việc tìm hiểu các yếu tố: nhân khẩu học, hành vi, sở thích, tâm lý,… Thông qua những yếu tố này thì bạn có thể phác thảo chân dung khách hàng từ đó tìm ra các nhu cầu, mong muốn ẩn sâu bên trong của nhóm đối tượng này. 

Nghiên cứu thị trường

Đây là bước không thể thiếu trong hành trình tìm ra insight khách hàng. Bằng việc nghiên cứu thị trường thì doanh nghiệp có thể xác định vị trí của mình trên thị trường. Những đối thủ cạnh tranh cùng ưu điểm và hạn chế của mình. Qua đó bạn sẽ biết được các nhu cầu, thị trường ngách nào chưa được khai thác và phục vụ. Từ đó bạn có thể tiếp cận thị trường mới và điều chỉnh chiến lược marketing cũng như chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Nghiên cứu hành trình khách hàng 

Hành trình khách hàng cho biết quá trình tìm hiểu chi tiết các bước và trải nghiệm khách hàng từ việc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ đến khi hoàn thành mục tiêu mua hàng. Bao gồm các điểm tiếp xúc, cảm nhận và tương tác, các điểm chuyển đổi, nhu cầu và mong muốn. Thông qua việc nghiên cứu hành trình này thì doanh nghiệp sẽ tìm ra các insight khách hàng về điểm mạnh, điểm yếu cùng cơ hội và thách thức. Khi đó doanh nghiệp sẽ có những hành động phù hợp để cải thiện hành trình khách hàng chuẩn xác nhất.

Lắng nghe phản hồi từ khách hàng  

Để tìm ra insight khách hàng và khơi gợi các nhu cầu, mong muốn của họ thì doanh nghiệp cần lắng nghe những ý kiến phản hồi từ khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Dựa trên yếu tố này thì doanh nghiệp hãy tìm cách khắc phục những vấn đề còn tồn đọng. Bên cạnh đó tìm ra những insight khách hàng trong giai đoạn kế tiếp. 

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Ngoài việc tự nghiên cứu thì doanh nghiệp có thể kết hợp thêm thông tin khách hàng thu thập từ đối thủ cạnh tranh. Qua đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được các kỳ vọng của khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Tìm ra những điểm hạn chế mà sản phẩm, dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng mà đổi thủ không làm được. Kết hợp với việc định vị thương hiệu để cho ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Các kênh thông tin của đối thủ cạnh tranh bạn có thể tham khảo gồm dữ liệu website đối thủ, bình luận từ các nền tảng xã hội. 

Khảo sát và phỏng vấn khách hàng 

Bạn có thể thực hiện các cuộc khảo sát hàng loạt tới khách hàng thông qua việc gửi email. Tuy nhiên, nếu có thể thì bạn nên thực hiện phỏng vấn và khảo sát 1:1 để lấy được ý kiến của khách hàng một cách chuẩn xác nhất qua điện thoại hoặc cuộc video hay trong buổi dùng thử sản phẩm. Bằng việc tiến hành khảo sát và phỏng vấn khách hàng thì bạn có thể tìm ra các insight khách hàng chuẩn xác nhất. 

Thực hiện thử nghiệm A/B

Nếu bạn đang phân vân giữa các insight khách hàng thu thập được thì insight nào tốt và được nhiều người dùng quan tâm hơn thì hãy thực hiện thử nghiệm A/B. Bạn có thể thử chạy một số bài post trên Social về 2 ý tưởng insight đang băn khoăn. Sau đó bạn có thể thu thập thông tin về phản ứng của khách hàng từ các lượt tương tác để đưa ra quyết định. 

Cách tìm insight của khách hàng từ chuyên gia 2024

Các phương pháp tìm kiếm insight khách hàng

Bên cạnh hướng dẫn cách tìm insight của khách hàng thì bạn có thể tham khảo các phương pháp lấy insight khách hàng phổ biến như sau: 

Phỏng vấn trực tiếp

Được biết đến là phương pháp tìm kiếm insight hiệu quả mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Thông qua cuộc phỏng vấn thì doanh nghiệp sẽ hiểu rõ được suy nghĩ và mong muốn của khách hàng. Dựa trên các thông tin thu thập được thì doanh nghiệp sẽ tổng hợp và phân loại. Từ đó lựa chọn và phân tích kỹ lưỡng để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp đáp ứng mong muốn, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 

Tham gia các sự kiện hoặc hội chợ

Phương pháp tìm insight khách hàng này phù hợp với các doanh nghiệp B2B. Tại một sự kiện hoặc hội chợ thì doanh nghiệp có thể thuê gian hàng ở đó. Khi tham gia trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng cùng có điều kiện để nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất về nhu cầu của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược, sản phẩm và dịch vụ tối ưu đáp ứng nhu cầu của khách  hàng. 

Quan sát hành vi của khách mua hàng

Để xác định được insight của khách hàng thì doanh nghiệp hãy quan sát hành vi của họ. Khi theo dõi hành vi mua sắm của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ biết được những suy nghĩ và mong muốn để tìm ra insight khách hàng và yêu cầu họ thực sự cần là gì. 

Đo lường, so sánh với đối thủ’

Việc nghiên cứu khách hàng của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp biết được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để tạo ra sản phẩm khác biệt, có tính cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời doanh nghiệp có thể triển khai chiến lược marketing hiệu quả và độc đáo. Khi nghiên cứu đối thủ bạn nên tìm hiểu về các chiến dịch trước đó họ đã triển khai có trùng với ý tưởng của mình không và đạt được hiệu quả như thế nào để điều chỉnh kịp thời. 

Đối với bất cứ doanh nghiệp ở lĩnh vực nào thì việc tìm ra insight khách hàng là rất quan trọng giúp cải thiện chiến lược kinh doanh và hoạt động marketing đạt hiệu quả tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng để nâng cao doanh thu, lợi nhuận. Với hướng dẫn cách tìm insight của khách hàng chi tiết mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên thì mong rằng bạn có thể áp dụng thành công. 

Câu hỏi thường gặp 

KPI cho Insight khách hàng là gì? 

Chỉ số trải nghiệm khách hàng là KPI mà doanh nghiệp mong muốn đạt được liên quan đến ý kiến đóng góp của khách hàng. Thông qua chỉ số này thì doanh nghiệp sẽ hiểu được mức độ trung thành hoặc sự hài lòng của khách hàng. Các chỉ số trải nghiệm khách hàng phổ biến gồm: Điểm khuyến khích khách hàng ròng, Sự hài lòng của khách hàng và Điểm nỗ lực của khách hàng.

Những công cụ nghiên cứu insight khách hàng online là gì? 

Ngoài việc khảo sát, phỏng vấn, quan sát trực tiếp thì doanh nghiệp có thể nghiên cứu và thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu thông qua các công cụ online. Một số công cụ nghiên cứu insight khách hàng trực tuyến phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo và sử dụng gồm: Google Analytics, Google Trends, Youtube Analytics,…

5/5 - (1 vote)

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ với chúng tôi

Hợp tác và nhận hỗ trợ

Hãy liên hệ với chúng tôi và trò chuyện cùng với các chuyên gia để nhận hỗ trợ về chiến dịch Facebook Ads.

Bạn nhận được:
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
1

Chúng tôi lên lịch cuộc gọi, trò chuyện cùng bạn

2

Tạo nhóm để các chuyên gia hỗ trợ bạn

3

Đề xuất và triển khai chiến dịch Facebook ads

Đặt lịch tư vấn miễn phí