Trong hơn một thập kỷ qua, tiền điện tử đã có những bước phát triển vượt bậc so với các loại tiền truyền thống. Khi ngày càng nhiều các nhà đầu tư nắm giữ Bitcoin và hàng trăm loại tiền điện tử khác nhau như một tài sản lưu trữ, thực hiện các giao dịch trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư sinh lời. Vậy Bitcoin và các loại tiền điện tử khác nên được khuyến khích là gì? Mời bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Optimal FB Agency để có được lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi này!
Tác động của tiền điện tử đến nền kinh tế
Với tính phi tập trung, không chịu sự quản lý của chính phủ và ngân hàng trung ương người dùng có thể tự do thực hiện giao dịch, thanh toán với tiền điện tử xuyên quốc gia hoặc vào những ngày nghỉ lễ. Hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, tất cả các giao dịch đều hiển thị công khai tuy nhiên thông tin cá nhân của bạn sẽ được giữ kín.
Loại tiền này cho phép người dùng nắm quyền kiểm soát các giao dịch của họ từ đó bảo mật và lưu trữ trong ví kỹ thuật số với khóa riêng tư giúp tăng bảo mật tối đa. Hơn nữa, tiền điện tử mang lại ít rủi ro hơn cho nhà cung cấp bởi các giao dịch không bị đảo ngược hoặc không chứa thông tin cá nhân. Mức phí giao dịch tiền điện tử rất thấp, giao dịch nhanh chóng và tiện lợi.
Ngay từ khi tiền điện tử Bitcoin xuất hiện vào năm 2009 thì nó đã có những tác động lớn đến nền kinh tế rõ ràng. Hơn một thập kỷ sau thì Bitcoin và các loại tiền điện tử khác nên được khuyến khích đã khẳng định được vị thế của mình là một loại tiền tệ, một phương thức đầu tư khả thi. Không chỉ tác động đến nền kinh tế mà tiền điện tử còn có sự tác động đến xã hội và mức độ tăng trưởng của nó đang tăng lên không ngừng.
Tác động kinh tế của tiền điện tử được thể hiện rõ ở một số lĩnh vực trong cộng đồng các quốc gia và trên toàn cầu. Đến tháng 1 năm 2020 có hơn 2000 loại tiền điện tử đã tồn tại và gần 36,5 triệu người tại Hoa Kỳ sở hữu một số dạng tiền điện tử. Theo đánh giá của các chuyên gia thì tiền điện tử được coi là vàng kỹ thuật số và nó là một phương thức đầu tư đáng chú ý có khả năng giữ giá trị mà không có rủi ro mất giá. Ngoài ra, mời bạn xem thêm thông tin về: Cách phát hiện kẻ lừa đảo Bitcoin chuẩn xác nhất
Có bao nhiêu loại tiền điện tử hiện nay?
Ngày nay, có hàng nghìn loại tiền điện tử khác nhau trên thế giới và mỗi loại được thiết kế để cung cấp một số tính năng hoặc chức năng mới tuy nhiên hầu hết đều dựa trên nguyên tắc tương tự Bitcoin.
Với tính phi tập trung, được tạo ra bằng công nghệ blockchain và phương thức giao dịch ngang hàng (P2P). Bitcoin và các loại tiền điện tử khác được lưu trữ trong ví kỹ thuật cho phép người dùng quản lý và giao dịch tiền của họ. Tính đến tháng 3 năm 2022 có hơn 18000 loại tiền điện tử khác nhau và khoảng 8% dân số Mỹ tham gia giao dịch tiền điện tử.
Mặc dù có nhiều loại tiền điện tử được tạo ra dựa trên công nghệ Blockchain nhưng có một số sự khác biệt giữa chúng. Tiền điện tử được chia thành 2 nhóm chính là Coin và Token. Trong đó Coin bao gồm Bitcoin và altcoin (bao gồm tất cả các loại tiền điện tử khác ngoài Bitcoin). Một số altcoin hoạt động tương tự như Bitcoin trong khi một số khác lại có sự khác biệt. Token là tài sản có thể lập trình nằm trong blockchain của nền tảng khác.
Bitcoin và các loại tiền điện tử khác nên được khuyến khích
Bitcoin (BTC)
Là đồng tiền mã hóa đầu tiên được tạo ra bởi công nghệ blockchain vào năm 2009 bởi Satoshi. Thường được gọi là vàng kỹ thuật số và Bitcoin đóng vai trò như một kho lưu trữ giá trị và phương tiện chống lạm phát. Với nguồn cung hạn chế là 21 triệu coin cùng độ khan hiếm và tính phi tập trung đã khiến Bitcoin trở thành giải pháp thay thế các loại tiền pháp định truyền thống. Kể từ khi ra mắt thì loại tài sản này đã thu hút hàng triệu nhà đầu tư và trở thành loại tiền mã lớn nhất theo vốn hóa thị trường. Tính đến tháng 4 năm 2024, Bitcoin có vốn hóa thị trường lớn nhất là 1,31 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Ethereum (ETH)
Được tạo ra vào năm 2014 bởi lập trình viên người Canada gốc Nga Vitalik Buterin và nhà khoa học máy tính người Anh Gavin Wood. Đây là giải pháp thay thế Bitcoin đầu tiên với khả năng xây dựng và chạy các hợp đồng thông minh, ứng dụng phi tập trung một cách liên tục, chống gian lận, kiểm soát hoặc can thiệp từ bên thứ 3. Mục tiêu khi tạo ra đồng tiền mã hóa này đó là nhằm tạo ra một bộ sản phẩm tài chính phi tập trung mà bất kỳ mọi người trên thế giới đều có thể truy cập dù ở bất cứ quốc tịch, sắc tộc nào.
Ethereum sử dụng ether, mã thông báo mật mã dành riêng cho nền tảng của nó. Ether (ETH) được sử dụng để thanh toán cho những người xác thực. Vào ngày 15 tháng 9 năm 2022, Ethereum đã hoàn thành quá trình chuyển đổi được mong đợi từ lâu sang phương thức xác thực bằng chứng cổ phần (PoS). Tính đến năm 2015 thì Ethereum là loại tiền kỹ thuật số lớn thứ 2 theo vốn hóa thị trường chỉ sau Bitcoin. Cụ thể là tính đến ngày 25 tháng 8 năm 2023 thì vốn hóa thị trường của Ether gần 199 tỷ USD.
Binance Coin (BNB)
Một loại tiền điện tử tiện ích hoạt động như một phương thức thanh toán các khoản phí liên quan đến giao dịch trên sàn giao dịch Binance. Đây là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới tính đến năm 2024 tính theo khối lượng giao dịch được thành lập bởi Changpeng Zhao.
Binance Coin cũng là loại tiền điện tử lớn thứ 3 theo vốn hóa thị trường tính đến ngày 22 tháng 7 năm 2023 có giá trị là 37,3 tỷ USD, với một BNB trị giá khoảng 242,55 USD. Ban đầu, loại tiền này sử dụng mã thông báo ERC-20 hoạt động trên chuỗi khối Ethereum. Sau đó, nó đã khởi chạy một mạng chính và sử dụng mô hình đồng thuận PoS (Proof of Stake).
Tether (USDT)
Là một trong những loại stablecoin đầu tiên và phổ biến nhất được ra mắt vào năm 2014. Trong số các loại Bitcoin và các loại tiền điện tử khác nên được khuyến khích thì không thể bỏ qua loại tiền này. Nó được sử dụng mục đích với gắn giá trị thị trường của chúng với một loại tiền tệ hoặc điểm tham chiếu bên ngoài để giảm biến động. Giá của đồng tiền này được gắn trực tiếp với đồng USD và hệ thống này cho phép người dùng thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử sang USD nhanh chóng.
Loại tiền điện tử này cho phép các cá nhân sử dụng mạng blockchain và các công nghệ liên quan để giao dịch bằng tiền tệ truyền thống. Đồng thời giảm thiểu sự biến động và độ phức tạp liên quan đến tiền kỹ thuật số. Vào ngày 22 tháng 7 năm 2023, Tether là loại tiền điện tử lớn thứ ba theo vốn hóa thị trường, 83,8 tỷ USD và giá trị mỗi token là 1,00 USD.
XRP
Đồng tiền điện tử này chạy trên mạng lưới Ripple được thiết kế để phục vụ như một loại tiền tệ trao đổi trong một mạng lưới chuyển tiền được sử dụng bởi các tổ chức tài chính. Nó được tạo ra như một hệ thống thanh toán quốc tế vào năm 2012. XRP hoạt động như một cầu nối giữa hai loại tiền tệ khác nhau để cung cấp dịch vụ chuyển tiền toàn cầu rẻ hơn và nhanh hơn. Vào ngày 22 tháng 7 năm 2023, XRP có vốn hóa thị trường khoảng 39,3 tỷ USD và giao dịch ở khoảng 0,74 USD.
USD coin (USDC)
Tương tự Tether, USD Coin là một đồng tiền ổn định được kết nối với đồng đô la Mỹ bằng cách sử dụng tiền pháp định. Đồng tiền điện tử này được ra mắt vào năm 2018 bởi Center Consortium gồm Circle và Coinbase. USDC là một loại stablecoin – loại tiền mã hóa được gắn với một tài sản có giá cả ổn định. Tính đến ngày 22 tháng 7 năm 2023, USD Coin có vốn hóa thị trường là 30,8 tỷ USD và giá mỗi đồng coin là 0,9999 USD.
Cardano (ADA)
ADA được tạo ra vào năm 2015 bởi Charles Hoskinson, một trong năm thành viên sáng lập ban đầu của Ethereum. Loại tiền điện tử này bao đầu sử dụng giao thức Ouroboros, giao thức mới được xây dựng dựa trên mô hình PoS đảm bảo tốc độ giao dịch nhanh và cơ hội kiếm phần thưởng công bằng. Được mệnh danh là tiền điện tử “thế hệ thứ ba” và nó nổi bật hơn so với những loại tiền điện tử khác. Cardano chia blockchain thành hai lớp để tăng tốc độ giao dịch và triển khai các token gốc để người nắm giữ ADA có trải nghiệm tốt hơn.
Dogecoin (DOGE)
Được tạo ra bởi hai kỹ sư phần mềm, Billy Markus và Jackson Palmer vào năm 2013. Loại tiền kỹ thuật số này hoạt động dựa trên nền tảng Litecoin. Chỉ khoảng 1 năm sau khi ra mắt, thị trường đã có gần 100 tỷ đồng Dogecoin được lưu hành. Sau đó, có khoảng 5,2 tỷ xu được tạo ra hàng năm. Mục tiêu của nhà phát triển đồng tiền này là muốn nó trở thành phương tiện giao dịch, thanh toán.
Dogecoin được một số người coi là “memecoin” ban đầu bởi vào năm 2021 thì giá của nó bỗng nhiên tăng vọt. Đồng tiền này sử dụng hình ảnh của Shiba Inu làm hình đại diện, được một số công ty lớn chấp nhận làm hình thức thanh toán. Tính đến ngày 22 tháng 7 năm 2023, vốn hóa thị trường của Dogecoin là 9,9 tỷ đô la và một DOGE được định giá khoảng 0,07 đô la.
Trên đây là Bitcoin và các loại tiền điện tử khác nên được khuyến khích mà các nhà đầu tư cần nắm rõ để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn vào loại tiền phù hợp. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm sự hiểu biết về thị trường crypto khi tham gia đầu tư.
Câu hỏi thường gặp
Bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào tất cả các loại tiền điện tử được đề cập ở trên đây và nhiều loại khác nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các sàn giao dịch điện tử đều cung cấp tất cả các loại tiền điện tử khác nhau hiện có. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một loại tiền cụ thể thì tốt nhất là nên xem sàn giao dịch nào cung cấp loại tiền đó. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra biểu phí của các sàn giao dịch mà bạn quan tâm bởi nó có sự khác biệt giữa các sàn giao dịch.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa token và tiền điện tử đó chính là token không có blockchain riêng. Chúng là tài sản không phải gốc và cần sử dụng cơ sở hạ tầng của blockchain khác.